Những suy nghĩ sai lầm trong sinh hoạt gây hại cho cơ thể

Một vài thói quen không có lợi cho sức khỏe trong sinh hoạt

Một số người rất chú ý đến việc giữ gìn sức khoẻ, nhưng trong cuộc sống, lại có những sai lầm như một số ví dụ dưới đây. Chỉ tặc lưỡi một cái, là mọi chuyện sẽ thành quá muộn.



Đói mới ăn:
Trong cuộc sống, rất nhiều người không ăn uống đúng giờ, hơn nữa lại có người không ăn bữa sáng, lý do là "không đói". Thực ra, thức ăn lưu lại trong dạ dày từ 4 đến 5 tiếng đồng hồ, khi cảm thấy đói có nghĩa là dạ dày đã hoàn toàn trống rỗng. Màng dạ dày lúc nay sẽ bị dịch dạ dày ăn mòn, dẫn đến viêm dạ dày hoặc tổn thương tiêu hoá. Quy luật cân bằng ăn uống và dinh dưỡng là dưỡng sinh giữ gìn sức khoẻ không được thiếu cơ sở vật chật. Lương thực tốt nhưng không nên ăn nhiều quá.

Khát mới uống: Khá nhiều người bình thường không uống nước, chỉ khi nào cảm thấy khát mới uống, nhất là thanh niên và những người bận rộn. Họ không biết "khát" chính là phản ứng thiếu nước của cơ thể. Lúc đó mới bổ sung nước là đã muộn. Trong vai trò trao đổi chất của cơ thể, nước còn quan trọng hơn thực phẩm nhiều. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, mỗi một người trưởng thành, cần 1500ml nước mỗi ngày. Lúc sáng sớm hoặc trước khi ăn, uống một cốc nước nhỏ rất tốt cho cơ thể, vừa có thể làm sạch dạ dày, vừa hỗ trợ tiêu hoá. Theo nghiên cứu, nguy cơ bị táo bón, sỏi thận của những người có thói quen uống nước thường xuyên thấp hơn nhiều so với những người ít uống nước.

Mệt mới nghỉ: Rất nhiều người sai lầm khi cho rằng mệt là tín hiệu cần nghỉ ngơi. Thực ra, cơ thể mệt mỏi là "cảm giác của cơ thể" lúc này nghỉ ngơi là hơi muộn. Thường xuyên mệt mỏi sẽ gây nguy cơ thành bệnh, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Cho dù là mệt mỏi tinh thần hay thể xác, sau một thời gian làm việc dài ngày, đều cần phải nghỉ ngơi và điều chỉnh.

Buồn ngủ mới ngủ: Buồn ngủ là một hiện tượng mệt mỏi của đại não, không nên đợi đến khi buồn ngủ mới ngủ. Lên giường đi ngủ đúng giờ là một cách bảo vệ đại não, không những có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ mà con giảm thiểu nguy cơ mất ngủ. Trong cuộc sống của một người, 1/3 thời gian dùng dể ngủ, ngủ là quá trình sinh lý quan trọng trong hoạt động trao đổi chất. Chỉ khi tạo thành thói quen đi ngủ đúng giờ, đảm bảo mỗi ngày không ít hơn 7 tiếng đồng hồ mới có thể duy trì được sự vận động bình thường của đồng hồ sinh học của con người.

Buồn mới đi toilet: Rất nhiều người chỉ khi nào ý thức buồn tiểu, tiêu mới đi toilet. Thậm chí còn nhịn, buồn cũng không đi. Như vậy sẽ không tốt cho sức khoẻ. Nếu nước tiểu và phân tích trong cơ thể quá lâu dễ dẫn đến táo bón và đầy bàng quang. Chất độc có trong phân và nước tiểu sẽ bị cơ thể người đó hấp thụ lại dẫn đến việc tự ngộ độc. Do vậy, nên tập thói quen đi tiểu, tiêu đúng giờ, nhất nhà lúc sáng sớm, tránh nguy cơ bị trĩ, táo bón, ung thư đại tràng.

Béo rồi mới giảm: Đi liền với chất lượng cuộc sống nâng cao, là hiện tượng béo phì gia tăng. Nguyên nhân chính dẫn đến béo phì là ăn uống quá độ, dinh dưỡng dư thừa, ít vận động. Hoàn toàn có thể phòng và tránh trước khi cơ thể vượt quá trọng lượng cho phép, như không chế lượng thực phẩm hấp thụ, tránh ăn uống vô độ, điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường rèn luyện thân thể. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm và thuốc giảm béo nhưng không có loại thuốc nào thực sự hiệu quả, do vậy, giảm béo không bằng ngăn chặn trước, không để bị béo phì. Trước khi ăn, có thể đi bách bộ để tiêu hao bớt chất béo trong cơ thể.

Có bệnh mới chữa trị: Bệnh tật nên phòng hơn chữa, đợi đến khi có bệnh là đã nguy hại đến cơ thể. Khi có bệnh, cơ thể đều phát tín hiệu. Bình thường, nên tăng cường rèn luyện cơ thể, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, khi thấy sức khoẻ giảm sút phải hết sức chú ý để chữa trị tận gốc, ngay từ khi phát hiện mầm bệnh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Viêm da mủ mùa hè ở trẻ nhỏ - cách phòng tránh

Một vài bài thuốc hay cho mùa mưa các mẹ cần biết?

10 cách đơn giản giúp bạn không còn mệt mỏi